Sáng ngày 26/7, Đoàn đến thăm và làm việc với Lãnh đạo chính quyền Thủ đô Viêng Chăn.

Viêng Chăn là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của Lào. Giao thông, đường sá thuận lợi. Các chỉ tiêu kinh tế hàng năm luôn tăng trưởng. Tuy nhiên, vì lý do dịch bệnh nên tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngành dịch vụ, du lịch bị tác động mạnh. Hiện nay, giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của Lào nói chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

  • Về đầu tư: Thủ đô huy động các nguồn lực để hỗ trợ các nhà đầu tư vào Lào cũng như Viêng Chăn. Vừa qua có rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Viêng Chăn. Tổ chức nhiều Hội thảo kêu gọi Đầu tư tại Lào cũng như tại Việt Nam để thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Lào.
  • Viêng Chăn có 5 khu vực đặc khu kinh tế. Thủ đô sẵn sàng chào đón nhà đầu tư trong hoặc ngoài đặc khu kinh tế. Lãnh đạo Thủ đô cũng chú trọng kêu gọi đầu tư vào các ngành: Nông lâm nghiệp, Sản xuất, Bất động sản, Du lịch và riêng Giáo dục, Y tế là 2 mảng mà chính quyền có ưu đãi đặc biệt. Đây là mong muốn, tuy nhiên chính quyền vẫn chào đón các ngành nghề khác.
  • Về Chính sách: Kêu gọi đầu tư tại Lào giống nhau dành cho các Tỉnh thành và có rất nhiều ưu đãi. Khi đầu tư thì đại diện các Sở ngành liên quan sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp.

Trong buổi làm việc, hai bên cũng có phần trao đổi, thảo luận về các vấn đề sau:

  •  Về đầu tư Nông nghiệp công nghệ cao: Quỹ đất dành cho Nông nghiệp của Thủ đô còn ít (dân đông). Khuyến khích đầu tư công nghệ cao để hạn chế ảnh hưởng môi trường, chiếm ít diện tích. Nông nghiệp CNC nằm trong ngành ưu đãi đặc biệt của Thủ đô.
  • Du lịch trải nghiệm (nông nghiệp): Ngành này chưa phát triển lắm, tuy nhiên chính quyền Lào cũng khuyến khích và có ưu đãi. Hiện Viêng Chăn có 17 dự án đang triển khai.
  • Đầu tư Nông nghiệp: Chính quyền Thủ đô chỉ cấp dự án dưới 150 hecta. Dự án lớn hơn sẽ do Bộ ký quyết định. Tuy nhiên chính quyền Thủ đô sẽ hỗ trợ.

Thủ đô sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào khảo sát đầu tư cho dự án trên 150 hecta. Sau đó, nếu DN đồng ý thì mới làm hồ sơ lên Bộ.

  • Hỗ trợ các DN khởi nghiệp: Chính quyền Lào có chính sách thông qua Ngân hàng hỗ trợ các DN khởi nghiệp. Từng địa phương thì chưa có. Thủ đô Viêng Chăn khuyến khích hỗ trợ DN khởi nghiệp cũng như các DN SME.
  • Máy bán hàng tự động sẽ ảnh hưởng các DN nhỏ lẻ tại địa phương. Vốn đầu vào khi đầu tư tại Lào tối thiểu 20 tỷ. Nếu hợp tác với các DN địa phương thì 4 tỷ (nắm cổ phần cao nhất 5%).
  • Ngành công nghệ thông tin: Chính quyền Lào và Thủ đô Viêng Chăn luôn chào đón các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin đầu tư. Hiện nay có hơn 50 công ty đầu tư vào lĩnh vực này.

Tại Lào, khuyến khích đầu tư nên giấy phép kinh doanh không quá khó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cho các DN đầu tư.

  • Thanh toán tại Lào: Viêng Chăn luôn dẫn đầu về công nghệ. Đã ứng dụng thẻ, hạn chế tiền mặt, rất phổ biến, thông dụng (Kể cả mua rau hay mua xăng đều chuyển khoản).
  • Chính phủ Lào hướng đến Chính phủ số. Thủ đô Viêng Chăn hướng đến Chính quyền số, chính quyền thông minh. Hiện nay thu thuế, nhiều dịch vụ đều dùng công nghệ số. Chính vì vậy khuyến khích đầu tư lĩnh vực này.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn Hội DNT Đà Nẵng đã trao đổi, đặt một số câu hỏi cho Lãnh đạo Thủ đô Viêng Chăn và các Sở ngành đã trả lời trực tiếp các câu hỏi của đoàn rất cụ thể.

  • Về phát triển khu đô thị mới: Thủ đô Viêng Chăn rất mong muốn. Tuy nhiên các bạn nên khảo sát kỹ. Đặc biệt là khu vực ít dân, ven đô. Nên đầu tư vào trung tâm thành phố sẽ an toàn hơn.
  • Việc khuyến khích đầu tư vào trung tâm Thủ đô: Quỹ đất còn ít, khuyến khích các bạn đầu tư CAO ỐC.
  • Đầu tư BĐS tại Lào sẽ ko quá nguy hiểm, ko rủi ro.

Tuy nhiên vì phong tục tập quán, văn hoá…Nếu muốn đầu tư thì tìm hiểu kỹ.

  • Smarthome: Lào đang giai đoạn bắt đầu loé lên trào lưu, chưa thành chuỗi hay đồng bộ, chưa được tổ chức tốt. Hiện nay có 1 vài công ty đầu tư đơn lẻ và chưa thật sự hiệu quả.

Vì vậy, Lãnh đạo Thủ đô hết sức khuyến khích đầu tư lĩnh vực này, vì hiện nay nhu cầu rất lớn.

Lào có đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà, không có bão. Các vùng đất tương đối thấp nên kênh thuỷ lợi thuận tiện. Chính quyền Lào có luật bảo vệ Nông nghiệp và một số ngành cấm nhập khẩu (lợn…). Chính vì vậy khuyến khích đầu tư Farm.

Về 5 đặc khu kinh tế của Thủ đô có những chính sách đặc biệt kêu gọi đầu tư tất cả ngành nghề. Khác với khi đầu tư bên ngoài.

Đặc biệt là: Vận tải, logistics, BĐS, dịch vụ và du lịch, phát triển nông nghiệp.

  • Chính sách ưu đãi về xuất nhập khẩu.
  • Những DN nhỏ có thể thuê nhà xưởng, kho phù hợp.
  • Sản xuất nông sản dùng công nghệ cao không dùng quá nhiều diện tích, Lào sẵn sàng chào đón.
  • BĐS thủ tục đơn giản, kể cả đầu tư nhỏ vẫn được ưu tiên.
  • Mảng Công nghiệp nhẹ: Thiết bị dây điện, công tắt điện, bóng điện…ngành này nhiều tiềm năng để đầu tư.
  • Sản xuất CN thực phẩm: Khuyến khích đầu tư (vì hiện nay chủ yếu nhập từ Thái).
  • Logisitics: Rất phù hợp và sẽ đưa hàng Việt qua TQ, TQ – Lào…

Lãnh đạo Thủ đô cũng thể hiện mong muốn của mình sẽ được hợp tác sâu rộng với Hội DNT Đà Nẵng, các Sở ngành của Viêng Chăn luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Đà Nẵng sang đầu tư và mong các DN tìm hiểu kỹ hơn về phong tục tập quán của Lào để đầu tư mạnh mẽ. Chúc cho công tác xúc tiến thương mại giữa hai Thành phố sẽ ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn, xứng tầm với tình hợp tác Hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc. Buổi làm việc đã diễn ra hết sức tốt đẹp và thành công.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân (Trưởng đoàn) đại diện Đoàn Caravan Hội DNT Đà Nẵng tặng bức tranh hoa sen làm kĩ niệm cho Lãnh đạo Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn.

Đại diện Chính quyền Thủ đô Viêng Chăng – Phó Đô đốc tặng chiếc khăn choàng thổ cẩm, sản phẩm mang vẻ đẹp đặc trưng cho người phụ nữ Lào, tặng Đoàn DNT Đà Nẵng nhân chuyến thăm đặc biệt này.

Xong buổi làm việc, mọi người di chuyển đến thăm quan mô hình dự án tương lai của Lào.